Chương trình MTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả giai đoạn 2013- 2015 Thành phố Hà Nội đã tiết kiệm được 1.109 TOE, chiếm 6,73% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu năng lượng. Trong đó, điện năng tiết kiệm 870,6 triệu kWh, tương đương 1.495 tỷ đồng.Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả giai đoạn 2013- 2015 TP. Hà Nội: Tiết kiệm gần 1.500 tỷ đồng
Ông Đào Hồng Thái- Giám dốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội đã làm giảm hệ số đàn hồi năng lượng/GDP của Thành phố từ xấp xỉ 2,0 (năm 2006) xuống 1,48 (năm 2015), như vậy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng đạt so với kế hoạch.
Về chỉ tiêu giảm cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lương, đã thúc đẩy sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao, thay thế dần các thiết bị có hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu. Áp dụng các tiêu chuyển và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng; đạt mức giảm ước tính 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng.
Về chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng trong các toàn nhà xây dựng và chiếu sáng công cộng đã triển khai thực hiện Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” đối với 100% các toàn nhà xây dựng mới hoặc cải tạo trong phạm vi điều chỉnh.
Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, áp dụng chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng xây dựng mới trong nội thành…. Trong giao thông vận tải, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống.
Thông qua các công tác tuyên truyền, đã nâng cao nhận thức cộng đồng, các cơ quan công sở, tạo chuyển biến từ nhận thức sang hành động, từ đó xây dựng ý thức thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường; các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội đều tính đến sử dụng năng lượng hiệu quả.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng theo ông Đào Hồng Thái, việc sử dụng năng lượng hiệu quả chưa có tính bền vững, chưa trở thành ý thức, thói quen của cộng đồng. Các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý năng lượng một cách bền vững, chưa trở thành ý thức, hành vi, thói quen của cộng đồng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý năng lượng một cách bền vững, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiết kiệm năng lượng chưa được chú trọng. Công tác đào tạo cán bộ quản lý năng lượng chưa hoàn chỉnh nên kiến thức, phương pháp luận nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi gặp khó khăn.
Lý giải về vấn đề này, ông Đào Hồng Thái cho biết, hiện số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, trong đó 48% doanh nghiệp vẫn còn có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng; Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế về trình độ quản lý năng lượng, về tiếp cận công nghệ mới hiệu suất cao; Kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn nên doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng lên hàng đầu.
Sở Công Thương Hà Nội kiến nghị Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn triển khai Chiến dịch Giờ Trái đất vào quý IV năm trước để TP. Hà Nội và các địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện Chiến dịch vào quý I hàng năm.
Xây dựng Thông tư thay thế (hoặc tạm thời kéo dài) Thông tư Liên tịch số 45/2014/TTLT-BCT-BTC-BKHĐT ngày 28/11/2014 về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015.
Nguồn: Cơ hội giao thương