(Chinhphu.vn) – Sáng 21/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội chợ triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực Công nghiệp Hàng không – AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 đã chính thức khai mạc.
Khai mạc Hội chợ triển lãm Quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tại Hà Nội
Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì phối hợp với Công ty Advanced Business Events (ABE), Pháp tổ chức.
Hội chợ triển lãm quốc tế AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 lần đầu tiên được tổ chức với mong muốn phát triển mạng lưới cao cấp, cung ứng thêm sản phẩm tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực công nghiệp Hàng không và Diễn đàn Hàng không tại Việt Nam.
Hội chợ triển lãm với sự tham gia của hơn 120 gian hàng đến từ 10 quốc gia. Trong đó có khoảng 70 gian hàng trong nước trưng bày sản phẩm, công nghệ, giới thiệu năng lực sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, logistic của doanh nghiệp Hà Nội và các doanh nghiệp trong toàn quốc trong lĩnh vực hàng không.
Với chủ đề chính là phát triển mạng lưới sản xuất cao cấp, cung ứng và tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực công nghiệp Hàng không năm 2023, gian hàng trưng bày sẽ được phân chia theo từng lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là 4 chủ đề chính: Sản xuất và chuỗi cung ứng; MRO & Dịch vụ hàng không; Quản lý và đào tạo; Cơ sở hạ tầng & dịch vụ sân bay/Trải nghiệm hành khách.
Hội chợ nằm trong chuỗi 18 sự kiện triển lãm lĩnh vực hàng không toàn cầu năm 2023, nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng dịch vụ, tiêu dùng bền vững cao cấp lĩnh vực ngành công nghiệp hàng không, kiến tạo môi trường phát triển mạng lưới bền vững cao cấp áp dụng công nghệ có hàm lượng tri thức cao, sản xuất sạch hơn, vận chuyển sản phẩm bằng máy bay gắn với người tiêu dùng.
Phát biểu khai mạc chương trình, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hội chợ triển lãm sẽ là nơi quảng bá, giới thiệu nhu cầu, kết nối, giao thương cao cấp hơn 160 đối tác doanh nghiệp theo định dạng “B2B 1-1” nhằm phát triển ngành công nghiệp hàng không của Thành phố; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số; tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.
Tham dự với Hội chợ triển lãm quốc tế AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 còn có sự góp mặt của các hãng hàng không lớn trên thế giới và khoảng 50 doanh nghiệp quốc tế đến từ các nước: Pháp, Đức, Mỹ, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Với mong muốn tìm hiểu quy mô thị trường Việt Nam, từng bước chuyển dịch các nhà máy công nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam thông qua việc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ khí, dây chuyền sản xuất linh phụ kiện trong lĩnh vực công nghiệp hàng không.
Sự kiện cũng là nơi hội tụ các chuyên gia, diễn giả uy tín, các lãnh đạo doanh nghiệp, các hãng hàng không, nhà sản xuất hàng đầu trong và ngoài nước, để giao lưu, trao đổi, chia sẻ các cơ hội phát triển mới, sáng kiến mới, phục vụ phát triển ngành công nghiệp hàng không.
Là đơn vị đồng tổ chức, Chủ tịch Công ty ABE Stephane Castet tin tưởng và hy vọng Việt Nam trở thành một trung tâm hàng không trong những năm tới, với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tại thị trường này trong hành trình phục hồi sau đại dịch. Mục tiêu trở thành nơi sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, bảo trì và đào tạo trong ngành hàng không vũ trụ.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam trao đổi mục tiêu tăng trưởng xanh, bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc Airbus Việt Nam, Lào, Campuchia đã chủ động đưa ra các giải pháp để có thể đồng hành cùng với Chính phủ thông qua các hệ sinh thái.
“Tập đoàn Airbus đã tham gia vận động để khuyến khích các bên liên quan trong lĩnh vực hàng không của Việt Nam như các hãng hàng không, cơ quan quản lý sân bay, các công ty năng lượng nhằm thúc đẩy năng lượng xanh và sử dụng năng lượng bền vững trong tương lai”, bà Hoàng Tri Mai cho hay.
AeroExpo Hanoi & Vietnam Aviation Forum 2023 hứa hẹn là môi trường giao thương sôi động, hợp tác kinh doanh phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng dịch vụ, tiêu dùng bền vững cao cấp lĩnh vực ngành công nghiệp hàng không; đáp ứng yêu cầu của Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Hà Nội, từng bước kiến tạo môi trường phát triển mạng lưới bền vững cao cấp áp dụng công nghệ có hàm lượng tri thức cao, sản xuất sạch, vận chuyển sản phẩm bằng máy bay gắn với người tiêu dùng.
Hội chợ sẽ diễn ra đến hết ngày 23/3/2023.
Với quy mô gần 10 ngàn m2 trưng bày của gần 200 doanh nghiệp đến từ các quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.., VIIS 2023 sẽ mang đến thị trường Việt Nam các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất với tiêu chí và mục đích thiết lập và nâng cấp chuỗi cung ứng xanh, bền vững…
Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2023 Thiết lập và nâng cấp chuỗi cung ứng xanh bền vững
Khai mạc Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam (VIIS 2023).
Hôm nay (28/6) Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam (VIIS 2023) đã chính thức khai mạc. Triển lãm với chủ đề chính “Thiết lập chuỗi cung ứng bền vững” hoặc “Chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp vì sự phát triển bền vững”.
Bên cạnh đó có các các triển lãm chuyên ngành gồm: Triển lãm chuỗi Công nghiệp Giấy Viêt nam lần thứ 10 (Paper Chain Vietnam 2023); Triển lãm quốc tế Lốp và Cao su Việt Nam lần thứ 9 (Rubber Vietnam 2023); Triển lãm quốc tế Sơn phủ Việt Nam lần thứ 8 (Coatings Vietnam 2023); Triển lãm quốc tế Công nghiệp môi trường lần thứ 5 (ENVIROTEX 2023).
Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2023 Thiết lập và nâng cấp chuỗi cung ứng xanh bền vững
Triển lãm có quy mô gần 10 ngàn m2 trưng bày của gần 200 doanh nghiệp đến từ các quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ
Với quy mô gần 10 ngàn m2 trưng bày của gần 200 doanh nghiệp đến từ các quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.., VIIS 2023 sẽ mang đến thị trường Việt Nam các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất với tiêu chí và mục đích thiết lập và nâng cấp chuỗi cung ứng xanh, bền vững trong các lĩnh vực Giấy và bột giấy, Cao su, Sơn phủ, In ấn, Bao bì. Triển lãm lần này có sự hiện diện của nhiều thương hiệu nổi tiếng về giấy, chất phủ và cao su như Yunda, ANDRITZ, Kumera, Sichuan Gaoda, Weifang Hicredit, Zhengzhou Leizhan, Jingxin, Zhejiang Transfar, Dalian Huahan, Shanghai Deren, Guangdong Bossin, Euchemy, ASIAE với nhiều chủng loại sản phẩm như sản phẩm giấy, giấy thủ công, thiết bị sản xuất, hóa chất, thuốc nhuộm giấy, phụ gia cao su, máy móc lốp và cao su, nguyên liệu sơn phủ, sản phẩm sơn phủ…
Các lĩnh vực trưng bày tại Triển lãm:
– Sơn phủ, in ấn và Bao bì: Nguyên liệu sản xuất sơn phủ, in ấn; Lớp phủ chức năng và thông minh; Máy móc thiết bị sản xuất; Máy móc và Thiết bị Đóng gói
– Bột giấy và giấy: Hóa chất ngành giấy; Máy móc ngành giấy và bột giấy; Thiết bị và phụ kiện; Nguyên liệu thô
– Cao su và Lốp: Máy móc ngành chế tạo cao su; Nhà sản xuất và chế biến cao su thô; Săm lốp; Thành phần cao su và hóa chất
– Công nghiệp môi trường: Công nghệ xử lý nước thải, bùn thải; Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, chất thải độc hại; Xử lý sự cố môi trường; Mô hình sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp xanh; Tư vấn về bảo vệ môi trường cho các đơn vị sản xuất tại thị trường Việt Nam.
Triển lãm quốc tế Công nghiệp Việt Nam (VIIS) được tổ chức từ năm 2012 và trở thành một nền tảng tìm nguồn cung ứng quốc tế phổ biến và được đánh giá cao cho các ngành công nghiệp bột giấy và giấy, sơn phủ, cao su & lốp xe, In ấn và hóa chất nông nghiệp tại Việt Nam cũng như các quốc gia và khu vực lân cận. Năm 2019, chương trình được Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Nghiệp Trung Quốc hỗ trợ và tổ chức Triển lãm Thương hiệu Trung Quốc (Việt Nam).
Với quy mô được mở rộng đáng kể, triển lãm cũng sẽ bao gồm một loạt các hoạt động nổi bật, trở thành sự kiện chuyên ngành lớn nhất và được mong đợi nhất dành cho các công ty chủ chốt trong ngành tại Việt Nam, mang đến cho những người tham gia trong nước và quốc tế một nền tảng chuyên nghiệp để tìm kiếm các mối quan hệ kinh doanh không giới hạn, khám phá một loạt các sản phẩm sáng tạo mới, tiếp xúc với các xu hướng công nghệ mới nhất và gặp gỡ các chuyên gia tại cùng 1 địa điểm.
Triển lãm Công nghiệp Quốc tế Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm ấn tượng cho tất cả những người tham gia với hàng loạt các cuộc họp kinh doanh B2B hiệu quả, các phiên hội thảo, giới thiệu sản phẩm và cải tiến mới nhất, cho phép người tham gia tạo các mối quan hệ kinh doanh mới có giá trị với các đối tác quan trọng và cập nhật thông tin của ngành, xu hướng thị trường mới nhất với Chuỗi cung ứng bền vững.
Đáng chú ý, bên lề Triển lãm còn diễn ra các sự kiện như: Hội thảo về Chuỗi cung ứng của Việt Nam trong lĩnh vực Giấy và bột giấy, In ấn và Đóng gói; Diễn đàn phát triển hội nhập ngành sơn Việt Nam và Trung Quốc; Chuỗi Cung Ứng Ngành Cao Su Việt Nam; Chương trình kết nối giao thương 1-1; Chương trình Giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia; Chương trình tham quan thực tế mô hình doanh nghiệp, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh…
Triển lãm diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 28-30/6) với nhiều hoạt động thú vị và giá trị, sẽ trở thành điểm đến tin cậy cho các đối tác trong nước và quốc tế để trao đổi ý kiến và tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm giấy và bột giấy, sơn phủ, cao su & lốp xe, In ấn và bao bì. Ngoài ra, triển lãm còn tạo cơ hội hợp tác thương mại bền vững giữa các nhà cung cấp chủ lực Việt Nam – Quốc tế và nâng cấp chuỗi cung ứng sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Sáng 28/6, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hanoi ( 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2023 (ENTECH HANOI 2023) đã được khai mạc với chủ đề “Năng lượng sạch – Môi trường xanh”.
Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với thành phố Busan (Hàn Quốc) và các đơn vị liên quan tổ chức.
Hội chợ ENTECH HANOI 2023 có quy mô 175 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… trưng bày hơn 200 gian hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường.
Tại hội chợ, các doanh nghiệp còn kết nối kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng; tham gia hội thảo chuyên ngành năng lượng-môi trường và các chương trình quảng bá các giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Với 65% là các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hội chợ, ENTECH HANOI năm nay đã nâng tầm là hội chợ đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực năng lượng-môi trường.
Với chủ đề “Năng lượng sạch – Môi trường xanh”, thành phố Hà Nội mong muốn truyền tải thông điệp khuyến khích các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều năng lượng áp dụng công nghệ mới, hiện đại theo hướng chuyển dịch dần sang nền kinh tế carbon thấp, ứng dụng các nguồn năng lượng mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải, hướng đến đáp ứng các quy định về phát thải carbon trên đơn vị hàng hóa xuất khẩu.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, hội chợ ENTECH HÀ NỘI là sự kiện chuyên ngành công nghệ năng lượng-môi trường, đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc
Qua 14 năm tổ chức, Hội chợ đã nâng cao chất lượng, uy tín và khẳng định được đẳng cấp quốc tế với vai trò kết nối giao thương hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng-môi trường, nhất là thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… cung cấp, quảng bá đến cộng đồng doanh nghiệp những công nghệ hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
Giám đốc Ban Chính sách môi trường thành phố Busan (Hàn Quốc) Hong Suim đánh giá: “Sự kiện ENTECH HANOI 2023 là sân chơi kinh doanh toàn cầu, nơi chúng ta có thể thấy rõ dòng chảy của những thông tin và giải pháp công nghệ mới nhất trong lĩnh vực năng lượng môi trường. Chúng tôi cũng mong thông qua sự kiện này, sự hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội–Busan và Việt Nam–Hàn Quốc sẽ được thúc đẩy hơn nữa”.
Bảo tàng tương tác ảo đã không còn là hình dung xa vời nữa. Thế nhưng, để thực sự là một hình thái phổ biến, dần tạo thói quen tìm đến các bảo tàng bằng con đường “ảo”, dường như vẫn là bài toán khó.
“Ảo hóa” các trưng bày
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiên phong triển khai hoạt động bảo tàng ảo từ nhiều năm nay. Không phải đến khi có dịch Covid-19, bảo tàng này mới nghĩ đến hình thức giới thiệu trưng bày ảo. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng chia sẻ, trên cơ sở xác định hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ trong trưng bày, giới thiệu là một xu hướng tất yếu của các bảo tàng hiện đại, nhiều triển lãm, bộ sưu tập đã được bảo tàng đưa đến với công chúng dưới hình thức ảo. Hiện đại hóa trưng bày hay giới thiệu trưng bày không chỉ là phương thức online mà còn là các phương thức số hóa, điện tử hóa các hoạt động.
Những tác động tiêu cực từ đại dịch đối với hoạt động truyền thống tại các bảo tàng đã thấy rõ. Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, sau một thời gian giãn cách xã hội, bảo tàng mở cửa trở lại nhưng lượng khách cũng rất đìu hiu, vắng vẻ. Thực trạng này còn khiến các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng cũng… đóng cửa.
Nhưng ở chiều ngược lại, số ít bảo tàng thấy một bộ phận công chúng bắt đầu quen với thao tác sử dụng công nghệ, điện thoại, máy tính để truy cập và thưởng lãm những cuộc trưng bày online, tương tác ảo. Nhiều cuộc triển lãm không cần phải đi đến tận nơi, chỉ ngồi một chỗ vẫn có thể nhìn ngắm, nghiên cứu về các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Rõ ràng, giữa những guồng quay tất bật, thời đại 4.0 mở ra một cánh cửa mới, thu hẹp khoảng cách giữa các hiện vật trong bảo tàng với người dân. Nắng mưa hay giông bão, chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể hiện lên trước mắt những kho báu di sản, những cuộc triển lãm chuyên đề, có thuyết minh, âm thanh phụ trợ khiến chuyến tham quan trở nên vô cùng sống động. Nắm bắt lợi thế này, cách nay hơn năm năm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã ứng dụng công nghệ tương tác 3D để giới thiệu 2 trưng bày chuyên đề: Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và Đèn cổ Việt Nam.
“Bảo tàng nhận được những phản hồi tích cực về sự phù hợp với xu hướng phát triển của bảo tàng hiện đại. Đặc biệt là phần tương tác, tìm hiểu giá trị những hiện vật tiêu biểu mà thông thường khi tham quan trưng bày bảo tàng, khách tham quan sẽ bị hạn chế trong việc quan sát kỹ các chi tiết hoa văn, hoặc nội dung giới thiệu sâu, phong phú về hiện vật…”, TS Nguyễn Văn Đoàn nói. Trên thực tế, nhiều du khách thấy rằng xem trưng bày ảo dễ hiểu, chi tiết và đầy đủ thông tin hơn tham quan trưng bày thật. Như khi quan sát trống đồng Ngọc Lũ trong tủ kính tại trưng bày thực của Bảo tàng, khách không thể cảm thụ được hết những giá trị của bảo vật quốc gia này, nhưng khi tham quan trên trưng bày tương tác ảo 3D, du khách lại có thể quan sát được các chi tiết hoa văn trang trí, các thông tin chi tiết về hiện vật và tự tương tác các nội dung tham quan mong muốn.
Nằm trong xu hướng này, nhiều địa chỉ thời gian qua đã ra mắt công chúng những cuộc triển lãm nhiều sức hút trên mạng như Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long ra mắt người xem triển lãm trực tuyến ảo 360 độ “Di tích cách mạng nhà và hầm D67”; chùm tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu trực tuyến trên website; các triển lãm 3D của Bảo tàng Hồ Chí Minh hay triển lãm trực tuyến “Thống nhất non sông” sử dụng công nghệ tham quan ảo do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức…
Trưng bày ảo của Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Bảo tàng không thể… đứng im
Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, ngoài một số triển lãm 3D được bảo tàng thực hiện trong thời gian gần đây thì hệ thống các trưng bày phục vụ khách tham quan vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống. Bối cảnh dịch Covid-19 khiến lượng du khách thưa vắng, hoạt động của bảo tàng gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo Bộ VHTTDL tại buổi làm việc mới đây cũng đã lưu ý Bảo tàng nên tập trung nghiên cứu, xây dựng đề án số hóa hoạt động bảo tàng, bao gồm các trưng bày hướng đến công chúng.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sau phản hồi tích cực của công chúng đã tiếp tục lập kế hoạch và xây dựng nội dung giới thiệu hệ thống trưng bày thường trực. Khi truy cập vào website của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khách tham quan sẽ thấy hiện lên nội dung “Tham quan 3D”. Tại đây, bảo tàng đã xây dựng bốn nội dung tham quan trực tuyến là Việt Nam thời tiền sử, Văn hóa Đông Sơn, Triều Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần và Óc Eo – Phù Nam. Tuy nhiên, theo TS Đoàn, trong số khoảng hơn 9 triệu lượt truy cập trang website/năm (năm 2019) của bảo tàng thì đến nay, bảo tàng cũng chưa có công cụ để đánh giá lượt truy cập cũng như đánh giá mức độ khai thác của công chúng đối với Bảo tàng ảo 3D này. Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng nhận định, nói như vậy không có nghĩa Bảo tàng tương tác ảo 3D có thể thay thế được bảo tàng thực. Bởi trên thực tế, được trực quan ngắm nhìn hiện vật gốc sẽ mang lại tình cảm, cảm xúc lịch sử thật sự. “Đó cũng chính là sự hấp dẫn và lý do mà các bảo tàng tiếp tục được ra đời, phát triển và không ngừng thu hút công chúng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ sẽ góp phần quan trọng tăng cường phát huy giá trị trưng bày, hiện vật rộng rãi, nhanh và hiệu quả hơn…”, ông Đoàn khẳng định.
Trên thực tế, các đơn vị bắt tay vào thực hiện xây dựng bảo tàng “ảo” tại Việt Nam rất ít ỏi. Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, khá khó hiểu khi đa số bảo tàng trong nước vẫn duy trì hình thức trưng bày thực tế như nhiều thập kỷ đã qua. Đơn cử, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho đến nay vẫn chưa áp dụng công nghệ trên website của bảo tàng để giúp du khách tham quan các hoạt động và hiện vật từ xa. Được biết, xu hướng thực hiện bảo tàng “ảo” 3D đã được đơn vị nắm bắt và xây dựng dự án. Tuy nhiên, đại diện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ sự thận trọng và muốn đánh giá hiệu quả thực sự của mô hình bảo tàng “ảo” dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ. Từ đó sẽ đề xuất các hướng khai thác cho phù hợp với thực tế hoạt động.
Đối chiếu như thế để thấy rằng bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay đang đặt ra yêu cầu các Bảo tàng không thể tiếp tục đứng im. Khó khăn về kinh phí, con người… cũng sẽ có thể vượt qua, nếu như ở những thiết chế văn hóa đặc thù này đều có sự thay đổi tư duy, nắm bắt thực tế để quyết tâm vặn mình, chuyển động.
Bảo tàng nhận được những phản hồi tích cực về sự phù hợp với xu hướng phát triển của bảo tàng hiện đại. Đặc biệt là phần tương tác, tìm hiểu giá trị những hiện vật tiêu biểu mà thông thường khi tham quan trưng bày bảo tàng, khách tham quan sẽ bị hạn chế trong việc quan sát kỹ các chi tiết hoa văn, hoặc nội dung giới thiệu sâu, phong phú về hiện vật…
(TS NGUYỄN VĂN ĐOÀN, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
(TBKTSG Online) – Hàng loạt hội chợ thương mại lớn trên toàn cầu đang chuyển thành các sự kiện triển lãm trực tuyến để tuân thủ các quy định giãn cách xã hội, tránh nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 nhưng đồng thời tạo cơ hội kết nối với những người vì các lý do khác không thể tham dự. Trong tuần qua, Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) lần thứ 127 khai mạc nhưng không như mọi năm. Hội chợ lần này được phát sóng trực tiếp (live-streaming) qua Internet để ngăn ngừa rủi ro lây lan dịch Covid – 19. Đây là hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc, được tổ chức định kỳ hai lần mỗi năm tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Canton Fair ảo vẫn thu hút được đến 20.000 công ty tham dự Tại Canton Fair năm nay, Công ty vật liệu xây dựng Cmech, có trụ sở ở Quảng Châu, chia sẻ thông tin và cung cấp tour tham quan trực tuyến gian hàng được trưng bày bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo, cho phép khách cảm nhận tốt hơn về các sản phẩm như khung cửa hay cửa lùa. Trong khi đó, công ty thiết bị gia dụng Puppyoo đã thiết lập gian trưng bày ảo 3D để giúp khách tham quan trực tuyến có thể lướt xem và tìm các sản phẩm như máy hút bụi tự động và truyền thống. Phiên bản trực tuyến của Canton Fair, đặt ra nhiều thách thức cho cả nhà tổ chức lẫn khách tham quan trực tuyến. Tuy nhiên, hội chợ ảo này vẫn thu hút được hơn 20.000 công ty tham gia triển lãm hàng hóa và dịch vụ từ các nhà sản xuất máy móc cho đến sản xuất hàng gia dụng cũng như các công ty thương mại. Một sức hút lớn của phiên bản ảo Canton Fair là các công ty tham gia triển lãm không cần phải lắp đặt gian hàng trưng bày sản phẩm thực tế, giúp giảm mạnh chi phí. Theo Hiệp hội ngành công nghiệp triễn làm toàn cầu (UFI) năm 2018, có gần 32.000 hội chợ triển lãm thương mại được tổ chức trên thế giới, thu hút 303 triệu lượt khách tham dự. Các hội chợ thương mại ngày càng chú trọng đến các chủ đề và chủng loại sản phẩm chi tiết. Một số khách hàng doanh nghiệp dành cả năm chỉ để đi khắp toàn cầu để dự các hội chợ thương mại. Nhưng đại dịch ập đến, gần như tất cả kế hoạch tổ chức hội chợ thương mại đều phải dừng lại. Các quy định hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người ở ngoài trời là rào cản lớn nhất đối với ngành công nghiệp hội chợ thương mại. Vì vậy, một số nhà tổ chức hội chợ thương mại trên thế giới đã linh hoạt chuyển sang sử dụng không gian ảo để giúp các công ty kết nối với khách hàng. Hannover Messe, một trong những hội chợ triển lãm quốc tế thường niên lớn nhất thế giới về công nghệ ở Hannover (Đức), đã bị hủy trong tháng 4 do dịch Covid-19 vẫn đang lây lan mạnh ở Đức. Thay vào đó, ban tổ chức sẽ tổ chức sự kiện này trực tuyến bắt đầu vào ngày 14-7 tới. Tại Nhật Bản, Triển lãm Kết hợp các công nghệ tiên tiến (Ceatec) và Triển lãm Game Tokyo (TGS) cũng sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến. Ceatec là triển lãm hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản, thường được tổ chức vào tháng 10 hằng năm ở Trung tâm hội nghị Makuhari Messe ở thành phố Chiba. Nhưng năm nay, ban tổ chức quyết định tổ chức Ceatec trực tuyến do dịch Covid-19. Ban tổ chức Ceatec nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng biến Ceatec năm nay thành một sự kiện chưa có tiền lệ, nơi các bên hợp tác tạo ra một xã hội mới và một lối sống mới”. Năm ngoái, Ceatec thu hút hơn 150.000 khách tham dự và 780 công ty ở Nhật Bản và các nước trưng bày các công nghệ điện tử mới nhất. TGS là cuộc triển lãm game lớn nhất thế giới diễn ra hàng năm vào tháng 9, cũng tại Trung tâm hội nghị Makuhari Messe. Năm ngoái, TGS thu hút 262.000 khách tham dự. Hiệu ứng ảo diệu, nhưng doanh thu ra sao chưa biết Các hội chợ thương mại ảo cung cấp cơ hội mới cho các nhà sản xuất và với việc loại bỏ rào cản địa địa lý, các công ty có thể tiếp cận lượng khán giả lớn hơn. Công ty giải trí số hóa và video game Sony Interactive Entertainment (Nhật Bản) gần đây thu hút 2,5 triệu người xem buổi phát sóng trực tiếp qua Internet để giới thiệu máy chơi game PlayStation 5 và các tựa game video mới. Các sự kiện triển lãm độc lập do các công ty tự tổ chức như vậy có thể phát triển thành một xu hướng thịnh hành trong thời kỳ dịch bệnh. “Các game video rất phù hợp để triển lãm trực tuyến vì các công ty sẽ thấy không cần thiết để tham gia các cuộc triển lãm thương mại trong tình hình dịch bệnh”, một lãnh đạo trong ngành công nghiệp game video nhận định. Tại Canton Fair, một công ty kinh doanh vật liệu xây dựng thu hút 150.000 lượt xem trong buổi phát sóng trực tiếp trong ngày đầu tiên nhưng chỉ có 3 khách hỏi thông tin về sản phẩm. Còn ban tổ chức Ceatec dự định sẽ bổ sung tính năng chat ở mỗi gian hàng ảo để nhà triển lãm có thể trao đổi thông tin với các khách hàng tiềm năng. Theo Nikkei Asian Review |